Rối loạn tiền đình có rất nhiều nguyên nhân gây ra, tùy thể trạng và tùy từng bệnh nhân mà nguyên nhân gây rối loạn tiền đình cũng khác nhau. Chính vì thế để biết được nguyên nhân chính xác mình bị bệnh rối loạn tiền đình do đâu người bệnh cần đến khám tại các chuyên khoa tim, mắt, tâm thần, thần kinh và tai, làm những xét nghiệm hình ảnh như CT Scaner hay chụp cộng hưởng từ và chụp X quang. Một số biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình thường gặp là hiện tượng chóng mặt. Tuy nhiên để có thể chẩn đoán chính xác được bệnh người ta thường chia làm 4 nhóm triệu chứng với các nguyên nhân sau: Hiện tượng chóng mặt : Người bệnh có cảm giác môi trường xung quanh hoặc cơ thể đang quay tròn, chao đảo kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, mất thăng bằng, mắt mờ, mồ hôi đổ nhiều là do bị tổn thương ở đây thần kinh trung ương hoặc ngoại biên của hệ tiền đình Ngất xỉu: Nguyên nhân là do máu lên não không đủ thường hay gặp ở người bị mỡ máu cao, huyết áp cao, rối loạn chức năng tim hay phản xạ thực vật kèm theo các triệu chứng như: đổ mồ hôi, mắt mờ, buồn nôn… Cơ thể mất thăng bằng: đi đứng không vững như người say rượu. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình dạng này là do bị mất sự đồng bộ thông tin từ tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp. Rối loạn tiền đình xuất hiện cảm giác chóng mặt hoa mắt không xác định rõ: người mắc rối loạn tiền đình thường cảm giác thấy đầu lâng lâng, nặng nề, sợ ngã. Thường gặp ở các bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm. Chính vì thế người bệnh cần tránh các xúc động lo âu vì khi xúc động lo âu cũng gây ra tình trạng chóng mặt.D – Cách chữa, điều trị bệnh rối loạn tiền đình Đối tượng đầu tiên được các bác sĩ liệt kê đầu tiên đó là giới văn phòng. Những đối tượng này thường xuyên phải làm việc trong một môi trường áp lực, thường xuyên tiếp xúc với máy tính, ít di chuyển, không gian làm việc kín,…chính là những tác nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Chính vì thế để phòng tránh rối loạn tiền đình thì việc trước tiên mà bạn phải làm là tạo ra cho mình một không gian làm việc thoáng khí, uống 2 lít nước một ngày, không ngồi lâu trước máy tính, thường xuyên vận động hoặc bạn có thể tranh thủ thời gian tập thể dục cho vùng đầu, vùng cổ gáy trước khi đi ngủ hoặc chạy bộ vào mỗi buổi sáng sớm, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đẩy lùi căn bệnh rối loạn tiền đình này đó. Việc quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh cũng không nên, nếu thường xuyên bị choáng váng thì bạn nên tránh lái xe hoặc điều khiển các phương tiện có động cơ mạnh, điều đó là rất nguy hiểm. Người bệnh nên tránh việc lo âu, suy nghĩ quá nhiều, tạo cho đầu óc thoải mái bằng các hoạt động yêu thích, nên ngồi hoặc nằm xuống khi có cảm giác chóng mặt. Khi có chịu chứng nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, hoa mắt, mất thị lực, giảm thính lực,..thì nên đến gặp bác sĩ ngay. >> bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không