1. zubiii

    zubiiiThành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    12 Tháng năm 2014
    Bài viết:
    5

    Cách chế biến tài liệu học tập của một giáo viên.

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi zubiii, 22 Tháng năm 2014.

    Năng lực chế biến tài liệu học tập là năng lực gia công về mặt sư phạm của thầy đối với tài liệu học tập nhằm làm cho nó phù hợp tối đa với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân học sinh, trình độ, kinh nghiệm của các em và đảm bảo logic sư phạm.


    Muốn làm được điều đó gia sư hà nội thấy trước hết đòi hỏi người thầy phải biết đánh giá đúng đắn tài liệu. Việc đánh giá đúng đắn tài liệu của giáo viên chính là xác lập được mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình với trình độ nhận thức của học sinh. Người giáo viên có năng lực chính là người biết tính và xác lập được đúng đắn mối quan hệ nói trên, làm sao vừa đảm bảo được yêu cầu chung về kiến thức của chương trình, vừa làm cho tài liệu đó vừa sức tiếp thu đối với trẻ.


    Trên cơ sở đánh giá đúng đắn tài liệu, người thầy giáo phải biết chế biến, gia công tài liệu nhằm làm cho nó vừa đảm bảo logic sư phạm, lại thích hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Trong cơ chế dạy học trên quan điểm hoạt động, người thầy không phải làm việc vận chuyển tài liệu từ sách giáo khoa đến trò, mà chủ yếu tổ chức cho trẻ giành lại được tri thức khoa học đã được gửi gắm trong sách giáo khoa, truyền được sức sống của kiến thức, làm cho kiến thức đó có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của họ. Vì vậy, người thầy giáo ngoài việc nắm được logic phát triển của tri thức, hiểu thấu đáo, chính xác tài liệu, còn phải biết chế biến, nhào nặn, biết bổ xung tài liệu đó bằng những điều lấy từ sách vở, những điều quan sát và thu thập từ cuộc sống.


    Muốn làm được điều đó, trước hết, người thầy giáo phải có khả năng phân tích tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức. Khi trình bày một tài liệu (nhất là tài liệu mới, khó, phức tạp, có nhiều mối tương quan), người thầy giáo phải phân tích để thấy cái gì là bản chất, là cơ bản, mối quan hệ giữa chúng với những cái chi tiết, cái thứ yếu như thế nào, cũng như suy nghĩ cách trình bày, dắt dẫn để làm cho chúng trở nên nổi bật, trở thành đối tượng tiếp thu của trẻ.


    Hai là, người thầy giáo phải có óc sáng tạo. Truyền đạt kiến thức cho người khác hiểu được không phải là vấn đề đơn giản. Gia sư tiếng anh cho rằng không phải là mọi cái mình hiểu thì nói ra cho người khác cũng hiểu đúng và đầy đủ như mình. Do đó, việc xây dựng lại cấu trúc tài liệu cho phù hợp với đặc điểm đối tượng là một quá trình lao động sáng tạo. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là làm cho tài liệu trở nên đơn giản, thô thiển, hạ thấp trình độ học sinh.


    Óc sáng tạo của người thầy giáo khi chế biến tài liệu thể hiện ở chỗ:


    - Trình bày tài liệu theo suy nghĩ lập luận của mình, cũng cấp cho học sinh những kiến thức tinh và chính xác, liên hệ được nhiều mặt giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, kiến thức bộ môn này với kiến thức bộ môn khác, liên hệ vận dụng và thực tiễn cuộc sống.

    - Tìm ra những phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng đầy sức lôi cuốn và giàu cảm xúc tích cực.


    - Nhạy cảm với cái mới và giàu cảm hứng sáng tạo cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy năng lực chế biến tài liệu ở người thầy giáo.



    Gia sư tại nhà
     

Chia sẻ trang này