1. lmahanoi

    lmahanoiThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    10 Tháng năm 2016
    Bài viết:
    309

    Toàn Quốc các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi lmahanoi, 13 Tháng chín 2018.

    các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự

    Tranh chấp dân sự và các phương thức giải quyết?

    Có bốn phương thức giải quyết tranh chấp dân sự là thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án vậy trong trường hợp nào sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp dân sự là hiệu quả nhất? Công ty Luật Minh Anh xin gửi tới quý khách hàng những ưu điểm và khuyêt điểm của từng phương thức trong bài viết dưới đây:

    1. Thương lượng.
    Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các bên trong tranh chấp chủ động gặp gỡ nhau, bàn bạc, thỏa thuận về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.

    Pháp luật về giải quyết tranh chấp không có quy định bắt buộc các bên phải tiến hành thương lượng. Do đó, từ quy trình tổ chức, thực hiện, sự có mặt của các bên, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các chủ thể, kết quả thương lượng không hề có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyết của các bên.

    Trường hợp đạt được thỏa thuận trong cuộc họp thương lương, sau đó có 1 trong các bên không tuân thủ, các bên cũng không thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế.

    Phương thức thương lượng rất được các chủ thể ưu tiên lựa chọn ngay khi xảy ra tranh chấp, bởi phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị gò bó bởi các quy định chặt chẽ về quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thời gian thực hiện, cũng như không tốn kém tiền bạc. Do sự tự giải quyết với nhau, nên tranh chấp không bị làm lớn, không ảnh hưởng đến uy tín của các bên. Cũng bởi không có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật nên không có sự cưỡng chế thi hành đối với kết quả thương lượng.

    1. Hòa giải
    Là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Phương thức hòa giải cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được thực hiện hoàn toàn dựa trên thiện chí của các bên.

    So với việc thương lượng giữa các bên trong tranh chấp, khi tiến hành hóa giải, các bên được thỏa thuận lựa chọn ra một bên trung gian, độc lập, có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết tranh chấp để đưa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Ý kiến của hòa giải viên chỉ có tính chất tham khảo. Kết quả của phiên hòa giải là sự thỏa thuận của các bên, không phải của hòa giải viên.

    Phương thức hòa giải cũng được các bên ưu tiên lựa chọn vì thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh được giữ kín.

    Tuy nhiên kết quả hòa giải cũng không được pháp luật bảo đảm thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.

    1. Trọng tài.
    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong quá trình phát triển của các quan hệ kinh tế và được các chủ thể ưa chuộng.

    Phương thức trọng tài do chính các bên trong tranh chấp thỏa thuận lựa chọn, nhưng sẽ được tiến hành theo quy trình pháp luật quy định.

    Trong phương thức trọng tài sẽ có một Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là một bên trung gian, độc lập nhằm giải quyết các mẫu thuẫn, tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.

    Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên, tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai rộng rãi. Theo nguyên tắc này, các bên có thể giữ được bí mật kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào. Đồng thời, phán quyết của trọng tài có tính bắt buộc thi hành với các bên. Khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành nhưng có một trong các bên không thực hiện, bên còn lại có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài.

    Tuy nhiên giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc kéo dài thì chi phí trọng tài cũng cao. Việc thi hành phán quyết của trọng tài không phải lúc nào cũng thuận lợi, trôi chảy.

    1. Tòa án.
    Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống nhất và cũng hiệu quả nhất.

    Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước.

    Trong thực tiễn pháp lý, khi các biện pháp thương lượng, hòa giải, trọng tài không đem lại kết quả, các chủ thể mới lựa chọn đến Tòa án giải quyết, bởi tính rườm rà, phức tạp, thiếu linh hoạt của quy trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án.


    Mọi vấn đề vướng mắc cần được tư vấn và hỗ trợ Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí.

    ===================================
    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH ANH

    VP Hà Nội: Phòng 605, Tòa nhà B10B, Khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội
    Tel: (024) 6328.3468 - (024) 6326.1923
    Email: info@luatminhanh.vn
    VP HCM: 13C Nguyễn Văn Mai, P.8, Quận 3, Tp.HCM
    Tel: 0962.036.698 - 093.883.4386
    Email: info@luatminhanh.vn

    cac phuong thuc giai quyet tranh chap dan su
     

Chia sẻ trang này