Cách ghi hạn sử dụng trên bao bì mỹ phẩm ở mỗi nước khác nhau như thế nào? Mỹ phẩm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của phái đẹp. Khi chọn mua mỹ phẩm, ngoài việc tìm hiểu xem các sản phẩm đó có hợp với mình hay không thì bạn nên biết rõ về Máy in phun date thông tin sản xuất và hạn sử dụng mỹ phẩm. Với vô vàn những sản phẩm makeup đến từ nhiều nước khác nhau, chắc hẳn có những lúc bạn cảm thấy băn khoăn và tò mò về cách ghi hạn sử dụng của mỗi nơi. Hãy cùng ELLE tìm hiểu những thông tin này qua bài viết sau đây. HẠN SỬ DỤNG MỸ PHẨM LÀ GÌ? Hạn sử dụng mỹ phẩm được chia thành 2 loại: ngày hết hạn và khoảng thời gian bạn có thể sử dụng sản phẩm sau khi mở nắp. Ngoài ra, có những cụm từ mà bạn nên biết: Expiration date (EXP): là ngày hết hạn, những sản phẩm mỹ phẩm có thời gian sử dụng dưới 30 tháng sẽ phải ghi rõ Giá máy in phun date hạn sử dụng mỹ phẩm trên bao bì. Bạn sẽ nhìn thấy chữ “Used by”, “Best by” hoặc Exp. Với kí hiệu này, bạn chỉ cần dùng sản phẩm trong thời gian sử dụng đã ghi là được. Manufacture date (MFG): là thông tin về ngày, tháng và năm sản xuất. Những sản phẩm có thời gian sử dụng trên 30 tháng không cần ghi hạn sử dụng trên bao bì. Do vậy, cách tốt nhất là bạn nên kiểm tra thông tin về thời gian sản xuất (batch code) để tình được thời gian sử dụng. hạn sử dụng mỹ phẩm 03 Batch Code: mã lô sản xuất. Period After Opening (PAO): là hạn sử dụng mỹ phẩm sau khi mở nắp. Các sản phẩm chăm sóc da như kem nền, kem lót, mascara… sẽ có dòng này ghi trên bao bì. Thời gian sử dụng sản phẩm được kí hiệu bằng chữ M, chẳng hạn nếu trên bao bì ghi là 12M có nghĩa là mỹ phẩm này có thể sử dụng trong 12 tháng. Nếu một số loại không ghi dòng PAO thì hạn sử dụng mỹ phẩm thông thường sẽ là ba năm. Tùy theo khu vực và quy định mà cách ghi hạn sử dụng mỹ phẩm ở mỗi nước sẽ khác nhau. Trong bài viết này, ELLE sẽ đề cập đến những quốc gia nổi tiếng về mỹ phẩm được các tín đồ làm đẹp ưa chuộng. MỸ Ghi nhãn phù hợp là một khía cạnh quan trọng trong việc đưa một loại mỹ phẩm ra thị trường. Luật pháp hiện hành của Mỹ không có quy chế hay quy định yêu cầu các nhà sản xuất phải in hạn sử dụng mỹ phẩm trên bao bì các sản phẩm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về mức độ an toàn của sản phẩm. Một số loại thực phẩm chức năng hoặc mỹ phẩm điều trị phải được kiểm tra về độ ổn định và ghi ngày hết hạn trên nhãn. NHẬT BẢN Như bạn đã biết, các hãng mỹ phẩm của Nhật thường xuyên thay đổi bao bì và công thức của sản phẩm. Vậy làm thế nào để biết được thông tin sản xuất và hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật? Đi tìm hạn sử dụng của từng loại mỹ phẩm trang điểm Đi tìm hạn sử dụng của từng loại mỹ phẩm trang điểm Mỹ phẩm trang điểm luôn là phần không thể thiếu trong cuộc sống của phái đẹp. Tuy nhiên, các sản phẩm này đều có hạn sử dụng, bạn đã biết chưa? Theo những chuyên gia mỹ phẩm và luật hiện hành tại Nhật, các sản phẩm trang điểm sẽ không cần thiết phải in ngày sản xuất và hạn sử dụng mỹ phẩm. Nếu bạn sử dụng sản phẩm không thấy mùi lạ, không bị đổi màu, không bị vón cục hoặc vữa ra thì bạn vẫn có thể dùng bình thường, do vậy những loại có hạn sử dụng mỹ phẩm dưới ba năm sẽ không cần ghi những thông tin về sản xuất. Hơn thế nữa, các nhà sản xuất mỹ phẩm Nhật thường xuyên làm mới Máy in phun date cầm tay hình thức của sản phẩm nên việc ghi thông tin sản xuất và hạn sử dụng là không cần thiết. HÀN QUỐC Nếu bạn là tín đồ của mỹ phẩm Hàn thì chắc hẳn có những lúc bạn cảm thấy băn khoăn vì những dòng thông tin trên sản phẩm chỉ toàn là chữ Hàn. Thông thường, các sản phẩm makeup của Hàn sẽ ghi thông tin sản xuất thay vì ghi hạn sử dụng của chúng. Bên cạnh đó, thông tin về lô sản xuất sẽ ghi theo dạng Năm/Tháng/Ngày, có phần hơi khác với dạng bình thường trong cách viết của người Việt. Có ba từ bạn nên chú ý khi sử dụng mỹ phẩm Hàn, đó là: 제조 (Jae-jo) – Manufactured Date: thông tin sản xuất (ngày, tháng, năm) 까지 (Kka-ji) – Expiration Date: hạn sử dụng mỹ phẩm 사용기한 (Sa-yong Ki-han)- Best Before Date: khoảng thời gian mà sản phẩm sẽ hoạt động tốt nhất PHÁP Trên các bao bì mỹ phẩm của Pháp sẽ có dòng “hạn sử dụng sau khi mở nắp” (PAO) và “thời hạn sử dụng tốt nhất” (Date of minimum durability). Nếu hạn sử dụng mỹ phẩm ít hơn hoặc bằng 30 tháng thì trên bao bì sẽ ghi kí hiệu và ngày hết hạn. Thông thường, dòng chữ này sẽ có dạng Tháng/Năm hoặc Ngày/Tháng/Năm. Nếu thời gian sử dụng cao hơn 30 tháng thì trên bao bì sẽ có dòng “Hạn sử dụng sau khi mở nắp”. Hãy tìm kiếm kí hiệu M (tháng) hoặc Y (năm) trong bao bì sản phẩm hoặc gần nắp sản phẩm. NGA Do nằm cùng khu vực EU nên quy cách ghi hạn sử dụng mỹ phẩm của Nga khá giống với Pháp. Trên bao bì sản phẩm, các nhà sản xuất cũng sẽ ghi thông tin về lô sản xuất để bạn tiện tra cứu khi cần thiết. Những quy định về mỹ phẩm ở khu vực EU khá khắt khe, do vậy tất cả sản phẩm nếu không có chú thích nhãn dán rõ ràng sẽ không được đưa ra thị trường. jul.net/]WYSIWYG BBCode Editor[/url][/size]