1. luanvanviet

    luanvanvietThành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    4 Tháng mười 2019
    Bài viết:
    29

    Toàn Quốc Các loại chiến lược kinh doanh tại Luận Văn Việt

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi luanvanviet, 2 Tháng mười hai 2019.

    Luận Văn Việt Group chuyên làm luận văn tốt nghiệp đại học xin chia sẻ bài viết về các cấp chiến lược và các loại chiến lược.

    Các loại chiến lược kinh doanh
    Chiến lược tổng quát là các phương án Chiến lược khác nhau của chương trình hành động nhằm hiện thực hoá nhiệm vụ và mục tiêu Chiến lược của doanh nghiệp. Tuỳ theo mục tiêu tăng trưởng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong số các loại Chiến lược tổng quát chủ yếu sau:

    1. Chiến lược tăng trưởng tập trung (Chiến lược phát triển chuyên sâu)
    Là Chiến lược tập trung mọi nổ lực và cơ hội để phát triển các sản phẩm hiện có trên những thị trường hiện có bằng cách tăng cường chuyên môn hoá, phát triển thị phần và gia tăng doanh số, lợi nhuận.

    Chiến lược tăng trưởng tập trung được triển khai theo 3 hướng Chiến lược cụ thể sau:

    1.1 Chiến lược thâm nhập thị trường
    Không làm thay đổi bất kỳ yếu tố cấu thành nào, mà chỉ nhằm tăng thị phần của các sản phẩm, dịch vụ hiện có trên thị trường hiện có bằng những nổ lực tiếp thị mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

    Biện pháp áp dụng:

    + Tăng số nhân viên bán hàng.

    + Tăng cường các hoạt động quảng cáo.

    + Đẩy mạnh các hoạt động khuyến mãi.

    Mục đích:

    + Tăng số lượng hàng hóa mỗi lần mua.

    + Sử dụng hàng nhiều hơn và thường xuyên hơn với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

    Điều kiện vận dụng:

    + Nhu cầu thị trường vẫn còn tăng, chưa bão hoà.

    + Tốc độ tăng dân số nhanh hơn tốc độ tăng chi phí marketing.

    + Có thể tiết kiệm chi phí do tăng quy mô và chuyên môn hoá để tạo ưu thế cạnh tranh.

    + Thị phần của các đối thủ cạnh tranh đang giảm sút.

    1.2 Chiến lược phát triển thị trường
    Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách mở rộng sự tham gia của các sản phẩm hiện có vào những khu vực thị trường, khách hàng mới.

    Mục đích:

    + Tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường.

    + Tiếp tục gia tăng quy mô sản xuất.

    + Thu hút những khách hàng sử dụng mới

    Điều kiện vận dụng:

    + Doanh nghiệp có hệ thống kênh phân phối năng động hiệu quả.

    + Có nhiều khả năng thâm nhập thị trường mới (vốn, nhân lực).

    + Khách hàng đang có sự chuyển hướng sở thích và đánh giá

    + Doanh nghiệp vẫn còn thừa năng lực sản xuất

    2.1.3 Chiến lược phát triển sản phẩm
    Là chiến lược tăng trưởng trên cơ sở phát triển các sản phẩm mới, cải tiến các sản phẩm hiện có để khai thác mạnh mẽ và hiệu quả hơn thị trường hiện có của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi phải có những chi phí thoả đáng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

    Mục đích:

    + Củng cố và giữ vững thị trường truyền thống.

    + Tạo lập cơ cấu chủng loại sản phẩm thích hợp, có khả năng cạnh tranh thị trường .

    + Đổi mới cơ cấu khách hàng và thị trường

    Điều kiện áp dụng:

    + Doanh nghiệp có khả năng mạnh về nghiên cứu và phát triển.

    + Sản phẩm có chu kỳ ngắn, tốc độ đổi mới công nghệ cao.

    + Đối thủ cạnh tranh có sự chuyển hướng đầu tư hoặc kinh doanh lĩnh vực mới.

    Tóm lại lợi thế của Chiến lược tăng trưởng tập trung cho phép doanh nghiệp tập hợp mọi nguồn lực của doanh nghiệp vào các hoạt động sở trường và truyền thống của mình để tập trung khai thác các điểm mạnh, phát triển quy mô kinh doanh trên cơ sở ưu tiên chuyên môn hoá sản xuất và đổi mới công nghệ sản phẩm, dịch vụ.
     

Chia sẻ trang này