Theo các khảo sát, cứ 4 phụ nữ thì có 3 người bị nấm Candida ít nhất 1 lần trong đời. Và trong số những người đã từng bị, có 50% sẽ bị tái phát lại. Vậy tại sao bệnh nấm Candida phụ khoa dễ tái phát và có cách nào để trị dứt điểm? Bài viết dưới đây tôi chia sẻ cho chị em cách chữa viêm nấm phụ khoa. Nhưng trước hết muốn điều trị nấm không tái phát, cần nhận biết đúng bệnh.Xem ngay: Dấu hiệu nhận biết nấm âm đạo là gì? Nấm âm đạo có biểu hiện rất đặc trưng với khí hư màu trắng đục như bã đậu, kết thành từng mảng như váng sữa có thể không hôi hoặc ít hôi, nhưng lại ngứa nhiều. Chắc hẳn các triệu chứng trên gây không ít phiền toái cho chị em phải không? Thế nhưng để trị dứt điểm có thực sự dễ dàng? Trước khi đến với cách chữa dứt điểm, hãy cùng xem tại sao nấm Candida phụ khoa hay tái vậy nhé.Nấm Candida phụ khoa hay tái phát do đâu? Nấm Candida là 1 loại nấm men hình tròn hoặc hình bầu dục và có trên cơ thể chúng ta. Ở người khoẻ mạnh bình thường, nấm Candida được tìm thấy 30% ở miệng, 38% ở ruột, 39% ở âm đạo, 17% ở phế quản… Nấm Candida có thể phát triển và gây bệnh ở bất cứ đâu trên cơ thể người, nhưng chủ yếu ở da và niêm mạc. Vậy là nấm Candida vốn đã có sẵn trong âm đạo của chị em chúng mình cộng thêm môi trường âm đạo vừa ẩm ướt vừa kín, nên nấm Candida dễ dàng phát triển và bùng phát gây bệnh khi có cơ hội. Vậy cơ hội (nguyên nhân) khiến bệnh nấm Candida phụ khoa hay tái phát là gì? Cùng tôi điểm mặt nguyên nhân khiến chị em bị tái phát nấm phụ khoa dưới đây nhé. Đọc thêm: + trị nấm candida bằng đông y+ nấm candida kiêng ăn gìNguyên nhân gây nấm Candida tái phát Bình thường vùng kín khỏe mạnh, không bị nấm Candida là nhờ 2 màng chắn bảo vệ tự nhiên, gồm pH acid (3,5–4,5) và cân bằng hệ vi sinh giữa lợi khuẩn với hại khuẩn và nấm. Nhưng khi có nguyên nhân nào đó khiến 1 trong 2, hoặc cả 2 yếu tố này thay đổi thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển mạnh và gây tái phát. Những nguyên nhân dưới đây khiến các yếu tố này thay đổi, gây viêm nấm phụ khoa tái phát.Vệ sinh không đúng cách: thụt rửa quá sâu, rửa từ sau ra trước hay dùng sữa tắm, các chất tẩy rửa mạnh để làm sạch “cô bé” khiến cho pH âm đạo thay đổi, làm viêm nấm Candida tái phát.Giảm sức đề kháng do căng thẳng, stress, ăn uống không hợp lý (không bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể). Hoặc sử dụng 1 số loại thuốc: lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm corticoid làm sức đề kháng giảm, khiến nấm Candida phát triển lấn át lợi khuẩn, gây viêm tái phát trở lại.Tăng sinh nấm Candida từ bên ngoài vào. Vậy nguồn nào đưa nấm phụ khoa vào? Đó chính là quần lót của chị em. Nghe có vẻ khó tin, nhưng bào tử nấm tồn tại rất lâu, chúng vẫn bám từ đợt điều trị trước nên dễ dàng quay trở lại để gây viêm.Dùng thuốc tránh thai hoặc các thuốc trị mụn (hóc-môn), làm rối loạn quá trình tổng hợp nội tiết tố của cơ thể, giảm khả năng ức chế nấm Candida. Nên rất khó chữa dứt điểm nấm phụ khoa nếu chị em thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai.Chỉ điều trị ở vợ mà không điều trị cho chồng, nên nấm có ở bao quy đầu của chồng cũng chứa 1 dễ nhiễm sang vợ, khiến không thể chữa dứt điểm nấm Candida.Mặc đồ lót ẩm ướt, bó sát khiến cho âm đạo đã kín lại càng kín hơn, cộng thêm ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho nấm phụ khoa phát triển.Chế độ ăn nhiều đường cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến nấm Candida tái phát. Bởi, đường chính là món ăn ưa thích của nấm nên khi ăn thức ăn nhiều đường, chị em đã vô tình cung cấp nguồn thức ăn cho nấm phát triển.