1. trangfun24h

    trangfun24hThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    20 Tháng tám 2016
    Bài viết:
    116

    Toàn Quốc Các công tác phòng bệnh siêu chuẩn cho lợn mán

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi trangfun24h, 1 Tháng bảy 2017.

    Trong việc chăn nuôi lợn mán, công tác phòng trừ bệnh rất được coi trọng bởi đây là yếu tố tiên quyết mang lại sự thành công trong chăn nuôi.

    Dấu hiệu nhận biết lợn mán mắc bệnh

    Đàn lợn mán giống có khỏe mạnh mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng nếu như chúng mắc bệnh, bà con nên chuẩn đoán được để có phương pháp chữa trị. Sau đây Trang trại Hòa Bình xin giới thiệu các dấu hiệu nhận biết con lợn bị ốm:


    + Hay nằm một chỗ, ít vận động, uống nước nhiều

    + Lợn chán ăn, bỏ ăn

    + Lợn bị sốt cao, mắt lờ đờ

    + Lợn mắc chứng khó thở, ỉa chảy hoặc bị táo bón.

    Khi lợn có những dấu hiệu trên, bà con nên cách ly lợn để tránh lây lan sang những con khác và tiện cho việc theo dõi.

    Cac cong tac phong benh sieu chuan cho lon man

    Các nguyên nhân làm lợn mán mắc bệnh

    Bà con cần nắm rõ các nguyên nhân làm lợn mán mắc bệnh để từ đó có biện pháp khắc phục.

    + Môi trường sống của lợn không sạch sẽ, thông thoáng

    + Thức ăn không đảm bảo vệ sinh

    + Vi khuẩn có hại xâm nhập vào lợn

    + Điều kiện sống bị thay đổi đột ngột

    + Ảnh hưởng của yếu tố stress.

    Cách phòng bệnh cho lợn mán

    Làm tốt công việc phòng bệnh cho lợn mán có ý nghĩa lớn trong việc tạo nên đàn lợn khỏe mạnh. Bà con không thể để lợn mắc bệnh hay bị ốm mới lo đi phòng bệnh. Đây là bước đầu tiên và quan trọng giúp đàn lợn có sức đề kháng tốt với các loại bệnh. Công tác phòng bệnh gồm: vệ sinh môi trường sống và tiêm vắc xin.


    Đối với vệ sinh môi trường sống cần làm tốt các công việc sau:

    + Chuồng trại cần được thường xuyên dọn dẹp, làm sạch. Bà con nên khử trừng, tẩy uế chuồng định kỳ.

    + Sau khi khử trùng được 3-5 ngày, không được cho đàn lợn vào.

    + Cho lợn uống điện giải trước khi cho vào chuồng sống.

    + Không đưa vật lạ vào khu vực nuôi lợn để tránh các mầm bệnh.

    Đối với công việc tiêm vắc xin cần lưu ý:

    + Không được tiêm khi lợn ốm, chỉ được tiêm khi lợn khỏe

    + Đọc kỹ hướng dẫn và kiểm tra hạn sử dụng

    + Trước khi sử dụng, văc xin cần được lắc kỹ

    + Nếu cần tiêm văc xin cho lợn lần nữa cần chú ý về khoảng thời gian giữa hai lần. Khoảng cách tối thiểu nên là 1 tuần giữa 2 lần

    Trên đây là các kiến thức về phòng bệnh trong chăn nuôi lợn mán. Chắc chắn những kiến thức này rất hữu ích cho bà con. Nếu còn bất cứ vấn đề nào cần giải đáp, bà con có thể liên hệ với Trang trại Hòa Bình, anh Trịnh Xuân Lãm, – thị trấn Cao Phong – huyện Cao Phong – tỉnh Hòa Bình theo SĐT 098.546.3058. Ngoài ra, trang trại còn cung cấp lợn mán giống khỏe mạnh, chất lượng để phục vụ nhu cầu chăn nuôi của mọi bà con.
     

Chia sẻ trang này