Luận Văn Việt Group chuyên làm luận văn tốt nghiệp xin chia sẻ bài viết về Quản lý nhà nước về kinh tế là gì? Các phương pháp pháp quản lý nhà nước về kinh tếCác công cụ quản lý nhà nước về kinh tế Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện mà Nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của mình nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Thông qua các công cụ quản lý với tư cách là vật truyền dẫn tác động quản lý của Nhà nước mà Nhà nước chuyển tải được ý định và ý chí của mình đến các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế.1. Nhóm công cụ thê hiện mục tiêu quản lý1.1. Đường lối phát triên kinh tế – xã hội Là khởi đầu của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước do Đảng cầm quyền của quốc gia xây dựng và thực hiện. Đó là việc xác định trước một cái đích mà nền kinh tế cần đạt đến, sau đó căn cứ vào thực trang của nền kinh tế để tìm ra lối đi, cách đi, trình tự và thời hạn tiến hành để đạt được cái đích đó; Đường lối phát triển kinh tế – xã hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với vận mệnh đất nước, nó được coi là công cụ hàng đầu của Nhà nước trong sự nghiệp quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Đường lối đúng sẽ đưa đất nước đến phát triển, ổn định, giàu mạnh, công bằng và văn minh. Đường lối sai sẽ đưa đất nước đi lầm đường, là tổn thất, đổ vỡ, suy thoái, là hậu quả khôn lương về mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội.1.2. Chiến lược phát triên kinh tế – xã hội Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội là một hệ thống các quan điểm cơ bản, các mục tiêu lớn và các giải pháp chủ yếu được lựa chọn nhằm đạt được một bước đường lối phát triển kinh tế – xã hội trong một thời gian đủ dài. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội là sự cụ thể hoá đường lối phát triển kinh tế – xã hội, và cũng do Đảng cầm quyền chỉ đạo và xây dựng.1.3. Quy hoạch phát triên kinh tế – xã hội Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội là việc định hướng phát triển kinh tế dài hạn, trong đó xác định rõ quy mô và giới hạn cho sự phát triển. Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội là xác định khung vĩ mô về tổ chức không gian nhằm cung cấp những căn cứ khoa học cho các cơ quan quản lý nhà nước để chỉ đạo vĩ mô nền kinh tế thông qua các kế hoạch, các chương trình, dựa án đầu tư bảo đảm cho nền kinh tế phát triển mạnh, bền vững và có hiệu quả. Thực chất của quy hoạch là cụ thể hoá chiến lược về không gian và thời gian. Trên thực tế, công tác quản lý kinh tế của Nhà nước có các loại quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch lãnh thổ, quy hoach ngành.1.4. Kế hoạch phát triên kinh tế – xã hội Kế hoạch là cụ thể hoá chiến lược dài hạn, gồm có kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm. Thực chất, kế hoạch là một hệ thống các mục tiêu vĩ mô cơ bản được xác định như: tốc độ phát triển nền kinh tế, cơ cấu kinh tế, các cân đối lớn.. Các chỉ tiêu kế hoạch này bao quát các ngành, các vùng, các lĩnh vực và thành phần kinh tế.1.5. Chương trình phát triên kinh tế – xã hội Chương trình phát triển kinh tế – xã hội là tổng hợp các mục tiêu, các nhiệm vụ, các thủ tục, các bước tiến hành, các nguồn lực và các yếu tố cần thiết để thực hiện một mục tiêu nhất định đã được xác định trong một thời kỳ nhất định. Ví dụ: chương trình cải cách nền hành chính quốc gia, chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, chương trình phát triển kinh tế – xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc.. Chương trình là cơ sở quan trọng để tập trung những nguồn lực hạn hẹp vào việc giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch Nhà nước trong từng thời kỳ và cho phép khắc phục tình trạng tách rời giữa các nhiệm vụ của kế hoạch đã được xác định để thực hiện kế hoạch Nhà nước một cách có hiệu quả.2. Nhóm công cụ thê hiện chuân mực xử sự hành vi của các chủ thê tham gia hoạt động trong nền kinh tế Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền, thực hiện sự quản lý đối với xã hội nói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng chủ yếu bằng pháp luật và theo pháp luật. Pháp luật kinh tế được hiểu là hệ thống văn bản có tính quy phạm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thể hiện ý chí, quyền lực của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ trong nền kinh tế.3. Nhóm công cụ thê hiện tư tưởng, quan điêm của Nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế – Chính sách phát triển các thành phần kinh tế; – Chính sách tài chính với công cụ chi tiêu của Chính phủ và chính sách thuế; – Chính sách tiền tệ với công cụ kiểm soát mức cung tiền và lãi suất; – Chính sách thu nhập với các công cụ giá cả và tiền lương; – Chính sách ngoại thương với các công cụ thuế nhập khẩu, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, tỉ giá hối đoái.4. Nhóm công cụ vật chất làm động lực tác động vào đối tượng quản lý – Đất đai, rừng, núi, sông hồ, các nguồn nước, thềm lục địa. ; – Tài nguyên trong lòng đất; – Dự trữ quốc gia, bảo hiểm quốc gia; – Vốn và tài sản của Nhà nước trong các doanh nghiệp; – Các loại quỹ chuyên dùng vào công tác quản lý của Nhà nước.5. Nhóm công cụ đê sử dụng các công cụ trên Chủ thể sử dụng các công cụ quản lý của Nhà nước về kinh tế đã trình ở trên là các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. Đó chính là các cơ quan hành chính nhà nước, các công sở và các phương tinh kinh tế – kỹ thuật được sử dụng trong hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước. #luan_van_viet, #luận_văn_việt, #LVV , #làm_luận_văn_tốt_nghiệp_đại_học, #quản_lý_nhà_nước_về_kinh_tế_là_gì, #công_cụ_quản_lý_nhà_nước_về_kinh_tế