Các chuyên gia môi trường cho biết, nồng độ bụi có kích thước nhỏ dưới 10 mm ở các khu công nghiệp hiện nay chiếm tỉ lệ khoảng 70%; trong khi đó ở những giao lộ, bụi kích thước nhỏ thấp hơn rất nhiều lần. Chưa hết, hàm lượng các loại khí như NO2, CO, SO2... và ô nhiễm tiếng ồn đều gia tăng theo từng năm. Đây không chỉ là vấn đề những con số nữa vì nhiều hoạt động của người dân ở gần hoặc trong khu vực khu công nghiệp đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm từ các nhà máy xả ra như thiếu nguồn nước, hứng chịu mùi hôi, hóa chất, mắc bệnh về hô hấp. TS Vũ Văn Tiễu, nguyên giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, cho biết tác hại của ô nhiễm công nghiệp không chỉ dừng ở khu vực xung quanh. Ở các khu công nghiệp có sản xuất vật liệu, đất có khả năng bị ô nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen; nước có khả năng bị ngấm hóa chất hoặc những nguồn thải nguy hại; không khí bị nhuốm bởi các loại khí độc như CO, SO2, benzen... và xả ra hàng loạt khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên. Vì vậy, nếu cứ để tình trạng các khu công nghiệp tiếp tục xả các loại chất thải ra môi trường thì những tác động nó có thể gây ra cho con người là không thể lường trước được. Nhà nước cần có các biện pháp để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm từ các khu công nghiệp Giảm ô nhiễm môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không phải chỉ riêng các công ty, doanh nghiệp, vì vậy mọi người dân cần thường xuyên thông cống, hút bểphốt, vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà cửa, vứt rác đúng nơi quy định…để cùng chung tay với cộng đồng giảm ô nhiễm môi trường.