1. thao vy

    thao vyThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    8 Tháng tám 2016
    Bài viết:
    56

    Toàn Quốc Bôi nhọ danh dự người khác trên facebook có thể bị xử lý hình sự không ?

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi thao vy, 23 Tháng mười 2016.

    Theo thống kê, ở nước ta hiện nay có trên 40 triệu người dùng internet và tham gia sử dụng các tính năng như: chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và tin tuc xã luận. Đôi khi chỉ cần một dòng status, clip trên mạng xã hội có thể hủy hoại uy tín, phẩm chất của một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, thay vì mục đích giao lưu và chia sẻ thông tin, mạng xã hội đang trở thành công cụ truyền thông bị nhiều cá nhân và doanh nghiệp lợi dụng cho mục đích kinh doanh phi pháp hoặc cố tình hạ thấp uy tín của cá nhân, tổ chức để trục lợi. Phổ biến nhất chính là chiêu trò “bôi nhọ doanh nghiệp trên facebook” đang rất hot trong thời gian gần đây.

    Boi nho danh du nguoi khac tren facebook co the bi xu ly hinh su khong

    Theo thông tin ghi nhận từ Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an, nhiều trường hợp bị bắt do tội danh cố ý “gièm pha” người khác trên facebook đa phần đều xuất phát từ mục đích trục lợi cho bản thân. Điển hình có thể kể đến như vụ nói xấu công ty bia trên facebook xảy ra ở Nghệ An được trang báo mạng nổi tiếng vnexpress.net đưa tin, đối tượng tên Trần Tuấn V. đã xuyên tạc và kích động người tiêu dùng tẩy chay một công ty bia vì muốn tăng thị phần cho hãng bia mà V. đang kinh doanh.

    Nhiều người có suy nghĩ rằng, nói xấu công khai người khác trên facebook là hành vi của những kẻ thiếu suy nghĩ,hạn hẹp về mặt trình độ và vi phạm phap luat . Thế nhưng thực tế nhiều đối tượng bị cảnh sát “sờ gáy” là những người có nghề nghiệp và chức vụ nhất định trong xã hội.

    Đối với các nạn nhân của những vụ việc bị bôi nhọ trên mạng xã hội, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình thì hoàn toàn có thể thưa kiện để yêu cầu gỡ bỏ những cáo buộc vô căn cứ được lan truyền trên các trang truyền thông. Thay vì “bó tay chịu trận”, thái độ kiên quyết của mỗi cá nhân hay doanh nghiệp, tổ chức sẽ giúp hạn chế được phần nào tình trạng đáng báo động trên, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, dân chủ.
     

Chia sẻ trang này