1. 43factory

    43factoryThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    1 Tháng chín 2020
    Bài viết:
    181

    Đà Nẵng Biến đổi khi hậu, cơn ác mộng của người trồng cà phê

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi 43factory, 20 Tháng hai 2021.

    Tại các ngôi làng ở ngoại ô thành phố Buôn Ma Thuột, những người nông dân Việt Nam đang chờ đợi một đợt gió mùa tháng 4, tháng 5, như một lời hẹn năm nào cũng ngóng trông.

    Anh Bel Eban, một người nông dân trồng tại làng Krong ngậm ngùi chỉ vào một vài hạt cà xanh đang nằm lọt thỏm trong lòng bàn tay: “Cà phê trông như đã chín, nhưng thực chất lại giòn và lép vì không đủ mưa”.

    Anh cho biết chỉ có ba trận mưa kéo dài 30 phút vào mùa xuân năm nay và điều kiện tự nhiên không hề thuận lợi cho sự phát triển của cây cà phê. Những cây cà vốn luôn cần nước sau mỗi 15 đến 20 ngày. Nhưng nay, nhiều cây đã chết, sản lượng giảm mạnh, nông dân trồng cà vì thế mà thiệt hại cũng không nhỏ.

    Buôn Ma Thuột là thành phố lớn nhất trong vương quốc cao nguyên cà phê của Việt Nam. 95% sản lượng cà phê được sản xuất tại khu vực này giúp Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil.

    >> Tìm hiểu thêm về hương vị của Cà phê rang xay Đà Nẵng đang được người dùng đánh lựa chọn khá nhiều tại 43 Factory Coffee


    Không xa Buôn Ma Thuột, từ một nhánh chính của dòng Mê Kông, sông Srepok chảy từ vùng cao nguyên trung tâm vào phía đông bắc Campuchia. Trên hành trình đi qua 6 quốc gia châu Á, sông Mê Kông cung cấp sinh kế cho gần 60 triệu người.

    Tuy nhiên, hạn hán nghiêm trọng ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Tây Nam Trung Quốc, đã đẩy mực nước dòng sông xuống mức thấp nhất trong một thế kỷ nay.
    Khi nhiệt độ tăng lên, nông dân sẽ phải gánh chịu các hiện tượng cực đoan như thế này thường xuyên hơn. Và đặc biệt, chính cách những người dân nơi đây trồng cà phê và việc thâm canh có khả năng dẫn đến cạn kiệt đất và tàn phá tài nguyên rừng của chính họ.

    BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CẠN KIỆT TÀI NGUYÊN NƯỚC

    “Trước đây, mưa đến sớm và đều đặn. Thời tiết cũng dễ dự đoán hơn nhiều” – anh Eban chia sẻ. Nhưng trong vài năm gần đây, thời tiết đặc biệt khắc nghiệt. Hạn hán là gánh nặng thường trực đối với các tỉnh trồng cà phê Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2016, nó đã gây ra tình trạng khẩn cấp ở khu vực miền Trung và Nam của đất nước.

    Việc canh tác cà phê có thể làm trầm trọng hơn vấn đề khan hiếm nước. Năm 2018, Việt Nam trồng cà phê trên 688.400 ha đất, đạt năng suất hơn 1,6 triệu tấn. Với rất nhiều đồn điền ở vùng cao nguyên miền Trung – và thời tiết khó dự đoán cũng như lượng mưa hạn chế, đồng thời, ao, hồ và nước ngầm cũng đã cạn, nông dân địa phương đang phải đào giếng ngày càng sâu hơn để duy trì mức tưới tiêu cơ bản.

    >> Khám phá thêm về Không gian cà phê làm việc tại Đà Nẵng và địa điểm Thuê chỗ ngồi làm việc Đà Nẵng đang được chú ý khá nhiều trong thời gian qua.


    Phó giáo sư Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, thuộc Đại học Cần Thơ, chuyên gia hàng đầu về biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long, cho biết những đợt hạn hán gần đây trong khu vực có dấu hiệu bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
    “Hạn hán đã và đang xảy ra thường xuyên hơn so với trước đây và cũng có những hình thức cực đoan xảy ra trong khu vực”.

    Theo WWF: “Trên khắp lưu vực hạ lưu sông Mê Kông, nhiệt độ đã tăng từ 0,5 đến 1,5 ºC trong 50 năm qua và đang tiếp tục tăng. “Sự xuất hiện của những đợt gió mùa cũng không diễn ra đều đặn và xu hướng này rất có khả năng diễn biến khó lường hơn nữa trong những thập kỷ tới khi tốc độ biến đổi khí hậu gia tăng” – tiến sỹ Lê Anh Tuấn giải thích.
    Những tác động đến nguồn đất như phá rừng và sa mạc hóa, cũng góp phần dẫn đến các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Báo cáo gần đây của một cơ quan khoa học liên chính phủ do Liên Hợp Quốc triệu tập cho thấy những thay đổi như vậy có thể làm tăng cường độ và thời gian của khoảng nhiệt độ cực đoan cũng như lượng mưa dù ở khu vực cách xa nhau.

    Bởi vì thực vật trả lại nước cho khí quyển bằng sự bốc hơi và thoát hơi nước – một quá trình được gọi là “evapotranspiration” – “những thay đổi trong lớp phủ rừng ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ bề mặt khu vực”. Sự gia tăng việc thoát hơi nước có thể dẫn đến những ngày lạnh hơn trong mùa cây sinh trưởng và làm giảm biên độ nhiệt.
    Vì thế, cơn ác mộng của người nông dân mãi kéo dài và ngày một tồi tệ hơn

    Nguồn : https:/43factory.coffee/han-han-va-bien-doi-khi-hau-con-ac-mong-dai-ky-cua-nguoi-trong-ca-phe-vung-song-mekong.html
     

Chia sẻ trang này