Để có thể học tốt lập trình PHP thì ngoài khả năng chuyên môn, năng khiếu học thì bạn cần phải có một phương pháp khoa học và hiệu quả Để học tốt bất cứ một ngôn ngữ lập trình nào người mới bao giờ cũng phải trải qua những giai đoạn của quá trình học. Học lập trình PHP cũng như vậy. Sau đây là quá trình để bạn có thể học tốt ngôn ngữ PHP. Trước tiên bạn hãy xác định nhiệm vụ học của bạn. Không có định hướng, không còn tầm nhìn bao quát về thế giới phần mềm và không có cá tính, bạn cũng rời bỏ sớm ngành phần mềm hay chỉ là một coder bình thường. Bởi vậy xác định mục đích học hay định hướng việc học là điều đầu tiên trong quá trình học của bạn. PHP là một công nghệ bao gồm có 6 bộ phận: Bộ thông dịch, ngôn ngữ, cấu trúc dữ liệu, các thuật toán trên dữ liệu hay còn gọi là các API, các công nghệ đi kèm hoặc có thể giao tiếp được với PHP, các best practice đặc thù của riêng công nghệ đó. Hãy tập cài đặt bộ thông dịch PHP, Apache, MySQL và chạy triển khai các ứng dụng PHP có sẵn. Thử nghiệm ngôn ngữ PHP với các vòng lặp, điều kiện, in, nhúng HTML, làm quen function, method, class. Cấu trúc dữ liệu là một phần khác của PHP. Ở công nghệ này Hash, Array và Map đều được gộp vào kiểu array. Rất dễ cho bạn khi đã từng làm quen với các cấu trúc dữ liệu của C# hay Java. Các công nghệ đi kèm với PHP là một thế giới cực kì phức tạp. Bạn có thể sẽ làm quen với các công nghệ opcode hay biên dịch mã PHP ra mã nhị phân để chạy thay vì nhìn nó dưới dạng text. Nó là một extension nguồn mở của công nghệ PHP. Bạn cũng có thể quan tâm đến việc sử dụng PHP để giao tiếp với các hệ thống con trong Linux như shared memory, gettext, socket, stream… Tuy nhiên điều bạn có thể sẽ quan tâm hơn cả khi học lập trình PHP cơ bản là liệu PHP được hỗ trợ như thế nào để giao tiếp với các hệ thống khác. PHP có thư viện để giao tiếp với Active Directory, LDAP, các hệ thống hỗ trợ SMTP/POP3/IMAP/FTP/SSL, SMS Gateway, GIS server, Router… PHP là một công nghệ đặc biệt và nó có các đặc trưng riêng như share nothing. Điều này làm cho PHP có tính scalability rất tốt và được các mạng xã hội rất chuộng. Giai đoạn tiếp đó là thực hành để có các cảm nhận chung về kĩ năng code PHP. Giai đoạn này bạn sẽ phải kết hợp PHP với CSS/XHTML, graphic design, SQL, web authoring, Javascript, web hosting, system scripting… Là một lập trình viên PHP, bạn tự biết mình phải đa tài hơn các lập trình viên ASP.NET, nơi tooling thống trị kĩ năng handcode, hơn Java, nơi mà kĩ năng viết business logic được chú trọng hơn. Khi bạn đã nắm được bản chất của PHP. Bạn quan tâm đến cơ chế PHP vận hành ở mức compiler hơn. Bạn bắt đầu học UML, design pattern, tìm hiểu về các hệ thống lớn. Bạn đã vững vàng trong việc tạo ra các lớp và muốn tổ chức các lớp đó cho khoa học hơn. Bạn quan tâm đến các software engineering processes và tự hỏi làm sao để áp dụng XP, Scrum hay các agile methodology khác. Bạn sẽ quan tâm đến performance, object oriented engineering, database design, system architect, code review. Trên đây là những giai đoạn cơ bản giúp các bạn học lập trình PHP hiệu quả. Còn nếu bạn muốn trở thành những những lập trình viên PHP chuyên nghiệp thì bạn cần có người hướng dẫn, định hướng giúp bạn đơn giản hóa những bước tiến trên con đường tìm kiếm thành công. Cũng trong dịp này, Stanford đặc biệt dành tặng tới các bạn chương trình ưu đãi: "Rộn ràng giáng sinh - Tưng bừng quà tặng" với những ưu đãi học phí giá trị, cùng quà tặng hấp dẫn. ---- ☎ STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Hotline: 0936 172 315; 024. 6275 2212