Bệnh viêm xoang , viêm mũi dị ứng và dấu hiệu nhận biết Viêm xoang mũi thường được chia làm 2 loại: Viêm xoang mũi cấp tính và viêm xoang mũi mạn tính. Người bệnh bị viêm xoang mũi cấp tính thường có đặc điểm là thời gian mắc bệnh ngắn, nước mũi chảy nhiều, đau đầu, phát sốt, khứu giác bị suy giảm. Thường thuộc nhiệt chứng, thực chứng. >>>>>> Xem sản phẩm Máy xông mũi họng Nguyên nhân thường do cảm nhiễm phong nhiệt, cảm nhiễm thấp nhiệt gây nên. Ngoài ra, do môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm, cũng là yếu tố gây ra viêm xoang mũi, số người mắc bệnh viêm xoang mũi ngày càng tăng. Viêm xoang mũi cấp tính được chia thành 3 thể bệnh phong nhiệt, nhiệt thịnh, thấp nhiệt. Thể phong nhiệt: >>>>>> Hướng dẫn sử dụng Máy xông khí dung Các triệu chứng thường gặp: mũi nghẹt, chảy nhiều nước mũi có màu trắng nhầy hoặc vàng, đau đầu, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng. Thực phẩm có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi, như: rau húng dũi, bạc hà, sắn dây, hoa cúc, lá dâu tằm. Trà hoa cúc: Nguyên liệu: hoa cúc khô 10 – 12g. Cách làm: hoa cúc bỏ cuống, rửa sạch. Bỏ hoa cúc vào bình ngâm với 100ml nước sôi, chừng 10 phút là được. Uống thay nước trà. >>>>>> Thông tin về thương hiệu Máy khí dung omron Thức uống này có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi, sáng mắt, hạ huyết áp. Trà hoa cúc, lá dâu: Nguyên liệu: hoa cúc 8 – 10g, lá dâu tằm 8g. Cách làm: hoa cúc, lá dâu bỏ cuống, rửa sạch. Bỏ hoa cúc, lá dâu vào bình, ngâm với 150ml nước sôi, chừng 10 phút là được. Uống thay nước trà. Thức uống này có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi, sáng mắt, hạ huyết áp. Trà sắn dây, kim ngân hoa: Nguyên liệu: sắn dây khô 12 – 16g, kim ngân hoa khô 10g, đường phèn 5g. Cách làm: kim ngân hoa rửa sạch, sắn dây rửa sạch, cắt nhỏ. Cho tất cả vào nồi với 200ml nước, nấu sôi bằng lửa nhỏ chừng 10 phút là được. Uống mỗi ngày thay trà. Thức uống này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông mũi. Thể nhiệt thịnh: Các triệu chứng thường gặp: mũi nghẹt, nước mũi đặc, có màu vàng, mùi hôi, niêm mạc mũi sưng đỏ, giảm khứu giác, đau đầu nhiều, sốt, miệng khô đắng, người nóng bứt rứt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô. Nên dùng những thực phẩm có tác dụng trừ nhiệt (ở kinh Đởm), lợi thủy, thông mũi, như: atisô, mướp đắng, bí đao, cà chua, cải ngọt, mã đề, rau má, rau đắng, rau diếp quăn, cải xoong, đậu xanh, hoa cúc, bông súng, rau nhút, sương sâm, sương sáo, rau câu. Nước cà chua – rau cần tây: Nguyên liệu: cà chua 1 trái lớn, rau cần tây 100g, nước chanh vắt 1 muỗng, nước sôi để nguội 100ml. Cách làm: cà chua rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Rau cần tây rửa sạch, cắt từng đoạn ngắn. Cho cà chua, rau cần tây vào máy xay sinh tố cùng với nước để xay nhuyễn. Sau khi xay, thêm nước chanh vắt để uống.