Chắc đặc đơn giản như chính cái tên của nó. Cái gì càng chắc, rắn, đặc, dày thì càng cách âm tốt. Bạn tăng gấp đôi độ dày thì bạn đã cách ly được thêm 6 dB áp lực âm thanh rồi đấy (bạn còn nhớ 6 dB là 1 nửa áp lực âm thanh chứ?). Không sai sót (No defects), vấn đề này thật sự cũng gần giống như tính liên tục trong kết cấu cách âm của bạn. Khi bạn xây dựng một căn phòng mà không có một lỗ âm học nào hoàn toàn không có nghĩa là nó đã hoàn hảo, vì đôi khi chính những thợ xây trong quá trình xây dựng đôi khi không tuân thủ tuyệt đối yêu cầu của người kĩ sư, đôi khi họ bỏ bớt một số công đoạn hay thiếu cẩn thận, tỉ mĩ trong cách thực hiện… những việc đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cách âm của bạn do đó hãy cố gắng đừng để bất kì sai sót nào xảy ra, bạn muốn chuyên nghiệp, phải cẩn thận từ những điều nhỏ nhất. Cấu trúc liên tục – một cách nói rộng hơn bao gồm cả “non-porous”, nghĩa là việc cách âm phải bao bọc kín căn phòng 100%. Nếu bạn có bất cứ một cái lỗ nhỏ nào trong căn phòng cách âm của bạn, âm thanh sẽ tìm cách “chui” qua đấy. Bạn bỏ ra một số tiền không nhỏ để cách âm nhưng lại trở thành lãng phí bởi chính các “lỗ âm học – acoustic holes” trong kết cấu của bạn đấy. 3 điều kiện cần thiết cho quá trình cách âm có hiệu quả Chắc đặc (mass) Cấu trúc liên tục (continuity of structure) Không sai sót