1. fun888

    fun888Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2013
    Bài viết:
    6

    Ăn gì sau phẫu thuật thẩm mỹ?

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi fun888, 14 Tháng mười một 2013.

    Phẫu thuật hút mỡ bụng, phẫu thuật nâng mũi, phẫu thuật nâng ngực,.... dù lớn hay nhỏ thì phẫu thuật thẩm mỹ cũng sẽ tạo ra một kích ứng (stress) về chuyển hoá. Khi đó, cơ thể sẽ hồi đáp lại bằng một số biểu hiện như: tăng năng lượng chuyển hoá, tăng phân huỷ chất đạm ở bắp thịt…


    Những phản ứng này cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, nếu không sẽ suy dinh dưỡng và kéo theo giảm khối lượng các tế bào có ích và các chất hoá học trong cơ thể giúp lành vết thương. Hệ luỵ là người bệnh có thể sẽ gặp một số biến chứng như vết mổ lâu lành, nhiễm trùng, bung vết mổ…


    Sau khi phẫu thuật cần được chăm sóc sức khoẻ đúng cách và đã áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý thì người bệnh mới nhanh chóng hồi phục và vết mổ mau lành hơn .Không như quan niệm của nhiều người bệnh, chỉ tập trung bồi bổ sau khi đã mổ xong, quá trình hồi phục của bệnh nhân phẫu thuật phụ thuộc cả vào trước, trong và sau khi phẫu thuật. Do vậy việc hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cũng cần diễn ra song hành với quá trình này.


    Trước phẫu thuật :


    Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp làm giảm nhiễm trùng, gia tăng khả năng lành vết thương, hạn chế sụt cân và cải thiện chức năng ruột, đó là điều kiện tất yếu bảo đảm phẫu thuật thuận lợi và phục hồi sức khỏe nhanh sau khi mổ.
    + Với người gầy nên ăn các thức ăn có nhiệt lượng cao, prôtêin cao để tăng thể trọng, như thịt lợn nạc, thịt dê, thịt bò, trứng, tôm hẹ, chế phẩm đậu…
    + Với người béo, nên ăn các chất ít mỡ, nhiệt lượng thấp để giảm thể trọng, mỡ cơ thể quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến liền vết thương, nên ăn nhiều rau chứa nhiều xơ thực vật, uống nước vừa đủ. Ngoài ra cần phải kết hợp giữa bệnh tình với ăn uống hợp lý.


    Sau phẫu thuật:


    Nguyên tắc là ăn các thức ăn có nhiệt năng cao, prôtêin cao, giàu vitamin. Đầu tiên là ăn loãng sau đó chuyển dần sang ăn đặc, ăn thức ăn mềm, nên ăn ít, thành nhiều bữa trong ngày. Tuỳ theo loại phẫu thuật, nếu không có chống chỉ định thì khuyến khích ăn qua đường tiêu hoá sớm vì sẽ giúp duy trì chức năng và cấu trúc ruột, hạn chế nhiễm trùng.


    - Thịt heo, thịt bò, cá, trứng... đây là những thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt.
    - Rau củ quả và trái cây chín chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, nhiều chất xơ giúp phòng chống táo bón.
    - Uống sữa và các sản phẩm của sữa như: yaourt, phômai... giúp răng, xương của hai mẹ con chắc khỏe hơn.
    - Uống nhiều nước như: nước chín, nước canh...


    Tuy nhiên, cũng cần hạn chế một số thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe:
    - Thực phẩm có tính kích thích như: hành, tỏi, ớt, rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
    - Thực phẩm gây dị ứng (tùy cơ địa mỗi người).
     

Chia sẻ trang này