4 địa điểm du lịch mang ý nghĩa văn hóa của Khánh Hòa Khánh Sơn là một huyện miền núi của Khánh Hoà, từ lâu từng được biết đến như một vùng đất của cổ tích, huyền thoại, với nhiều chiến công hiển hách qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Du khách đến với dự án marina nha trang có thể ghé thăm và cảm nhận nét đẹp chỉ riêng nơi đây mới có, khi mà xã hội ngày càng phát triển thì việc lưu giữ những đồ vật cổ xưa sẽ giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn truyền thống của dân tộc ta. Khu vực dự án sunshine marina nha trang khá gần với địa điểm du lịch này, hy vọng được phục vụ quý khách trong một tương lai không xa. Sau đây, dự án sunshine nha trang mời bạn bước lên chuyến hành trình lý thú và nhiều điều bổ ích này nhé! Đàn đá Khánh Sơn Từ năm 1979, tại Khánh Sơn đã phát hiện ra những bộ đàn đá, một loại nhạc cụ vào loại cổ sơ nhất của loài người (bộ đàn đá đầu tiên trên thế giới được phát hiện năm 1949 tại Tây Nguyên - Việt Nam do ông kỹ sư người Pháp (G.Condominas). Tại đây, người ta còn phát hiện ra những dấu hiệu chế tác đàn đá tại chỗ, chứng tỏ những cư dân từ xưa ở nơi này - dân tộc Rắclây - là những người chủ thực sự của những bộ đàn đá. Vị trí: Tọa lạc tại thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, cách Nha Trang 11km, nằm phía Tây quốc lộ 1. Đến đây thế nào: Thành cổ Diên Khánh Trên diện tích 36.000m2, thành là một quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban của Tây Âu thế kỷ 17,18. Tường thành hình lục giác dài 2.693m, sáu cạnh không đều nhau, ngoài thành có hào nước sâu. Khi xây xong thành có sáu cửa, ở sáu cạnh tường, nay chỉ còn lại 4 cửa: Đông, Tây, Tiền (Nam), Hậu (Bắc). Năm 1823, cửa Tả Hữu đã bị lấp, tới nay không còn dấu vết gì. Hiện chỉ còn hai cổng Đông và Tây gần như nguyên vẹn. Theo tư liệu cũ, bên trong thành trước đây có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, dinh án sát, dinh tuần. Thành Diên Khánh đã từng là tổng hành dinh của nghĩa quân Cần Vương-Khánh Hòa trong những ngày đầu chống Pháp. Vị trí: Am Chúa được xây dựng trên một ngọn núi có tên là núi Ðại An (hoặc núi Dưa), thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh. Đến đây thế nào: Am Chúa nằm lưng chừng núi Ðại An, còn gọi là Qua Sơn (núi Dưa) thuộc thôn Ðại Ðiền Trung, xã Diên Ðiền, huyện Diên Khánh. Ðây là nơi thờ Thiên Y Ana Thánh Mẫu, một vị phúc thần rất được kính trọng ở Khánh Hòa. Theo sự tích được ghi lại trong một tấm bia đá từ năm 1856 ở Tháp Bà, Am Chúa được coi là nơi phát tích của Bà lúc ấu thơ sống với cha mẹ nuôi, còn Tháp Bà Nha Trang là nơi thờ Bà khi đã hiển thánh. Bởi vậy, ngay từ đầu triều Nguyễn, Thiên Y Ana đã được sắc phong là Hồng Nhơn Phổ Tế Linh Ứng Thượng Ðẳng Thần và tại Am Chúa mỗi khi tế lễ thường được tổ chức theo nghi lễ quốc tế do quan đầu tỉnh làm chủ tế. Lễ hội Am Chúa được tổ chức vào ngày mùng một tháng ba âm lịch hàng năm, mở đầu cho lễ hội Tháp Bà truyền thống của nhân dân Khánh Hòa được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch. Có thể khẳng định, lễ hội Am Chúa là nơi còn bảo lưu được nhiều nhất những nghi thức lễ hội cổ truyền của người Việt ở Khánh Hòa. Vị trí: Đình nằm trên địa phận xã Vạn Phú - huyện Vạn Ninh, toạ lạc trong một khuôn viên rộng, thoáng, có diện tích 1700m2. Đến đây thế nào: Đình Phú Cang Quá trình hình thành ngôi đình gắn với thời kỳ đầu người Việt khai khẩn, lập làng vào thế kỷ 17-18. Ngôi đình chính dài 8m, rộng 9m gồm 3 gian, kết cấu theo kiểu tứ trụ với 16 cột gỗ, phân bố 4 hàng, vị trí đều nhau. Mặt trước đình, phần trên cửa có chạm khắc nổi hình linh vật và nhiều hoa văn tinh xảo, trên cửa chính gắn tấm đại tự lớn bằng gỗ chạm 3 chữ: "Phú Cang Đình". Bài trí nội thất theo kiểu thường thấy ở các đình quê, có bàn thờ thần, bàn thờ bà Thiên Y A Na và bài vị phó tướng Trần Đường, người tập hợp nhân dân theo lời hiệu triệu của vua Hàm Nghi đánh Pháp trên địa phận tỉnh Khánh Hoà. Đình được tặng nhiều sắc phong, tặng vật quý trong đó có sắc phong Thượng Đẳng Thần ghi nhớ công đức của vị Thành Hoàng; một quả chuông cổ và một chiếc trống lệnh.