Visa Nga không khó xin nhưng buộc phải có thư mời. Bạn có thư mời rồi vào website điền thông tin và in đơn ra cùng với ảnh, hộ chiếu, vé máy bay, bảo hiểm du lịch và lịch trình nộp ở Đại sứ quán Nga tại Hà Nội (191 La Thành, phường Láng Thượng, quận Ba Đình) hoặc lãnh sự quán Nga tại TP HCM (40 đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3). Thông thường visa Nga có trong một tuần phí 50 USD, có thể làm gấp với giá 90 USD. Nên xem kỹ lịch làm việc trước khi đến nộp hồ sơ. Nhập cảnh vào Nga rất lâu, đặc biệt với công dân một số nước, trong đó có Việt Nam. Bạn phải chờ đợi khoảng hơn 1 tiếng, thậm chí có thể lâu hơn. Quảng trường Đỏ nổi tiếng ở thủ đô Moscow Các hãng hàng không có đường bay thằng từ Hà Nội và TP HCM đến thủ đô Moscow (Nga) thường là Vietnam Airlines và Aeroflot. Ngoài ra hầu như hãng hàng không nào cũng có đường bay này xuất phát từ Việt Nam, nhưng phải transit. Các tour du lịch Nga tới các địa danh hút khách du lịch gồm có: thủ đô Moscow, cố đô Saint Petersburg (tại hai thành phố lớn này còn có nhiều thành phố ngoại ô cũng rất đẹp), đi tour bằng tàu trên sông Volga, các tour tới vùng Siberia (tuy nhiên chưa nhiều người đi)… Thời tiết ở Nga khá lạnh. Ba tháng ấm áp nhất là 6 – 7 và 8, nhiệt độ khoảng hơn 20 độ C, đôi khi lên hơn 30 độ C nhưng không nhiều. Từ tháng 10 tuyết đã có thể rơi. Thời điểm lạnh nhất vào mùa đông ở các thành phố có thể âm 10 độ C, nhiều vùng khác có thể âm 50 độ C.>>> Những điều bạn chưa biết về nước Nga Tại Nga, người dân chủ yếu chỉ nói tiếng Nga, ngay cả ở các thành phố lớn, ít người nói được tiếng Anh. Nếu không biết tiếng Nga, đi du lịch bụi sẽ khá vất vả. Thậm chí các biển chỉ đường, hướng dẫn… cũng đều chỉ bằng tiếng Nga. Đi tàu điện ngầm ở Moscow hay Saint Peterburg nên hỏi trước ga nào cần xuống trước rồi đếm thứ tự ga trên bản đồ. An ninh ở Nga không tốt. Vì thế cần cẩn thận khi ra ngoài đường một mình vào buổi tối. Ngoài ra, tình trạng móc túi khá phổ biến. Đồng Rúp Nga đang mất giá nên hiện chi tiêu cho ăn ở, đi lại và mua sắm đều khá thoải mái. Hiện 1 USD đổi được khoảng 60 Rúp (tỷ giá cách đây khoảng 5 năm là 1 USD = 30 Rúp). Có thể dùng thẻ tín dụng. Đồ ăn ở Nga khá rẻ, so với mặt bằng chung là các loại hàng hóa khác. Đồ ăn khá tinh tế, tương đối dễ ăn đối với những người thường xuyên dùng đồ Tây, có nhiều đồ ăn thông dụng mà người Việt từng được nếm thử. Tuy nhiên, cần thay đổi món liên tục. Bạn sẽ bị ngán nếu ngày nào cũng ăn đồ Nga.>>> Top 10 Món Ăn Ngon Nổi Tiếng Ở Thủ Đô Moscow Nga Hàng bạch dương đặc trưng ở Nga. Giờ nhận phòng ở nhiều khách sạn tại Nga thường là 15h và trả phòng thường là 12h. Khách sạn không trang bị các vật dụng như lược, bàn chải, kem đánh răng… Ổ cắm điện ở Nga là ổ tròn 2 chấu nên nếu mang các thiết bị xạc chấu dẹt thì nhớ kèm theo dụng cụ chuyển. Có thể gọi điện thoại tại các trạm điện thoại công cộng sử dụng thẻ hoặc mua sim điện thoại (khoảng 200 Rúp) để gọi. Nguồn: tourngagiare.com